Các màu sắc thông dụng trong trang phục xưa

NÂU

Có thể nói màu nâu được nhuộm từ củ nâu là màu sắc thông dụng nhất thời Nguyễn, thông qua các bức ảnh màu còn lại, chúng ta có thể thấy những sắc nâu ngập tràn trong các làng quê vùng đồng bằng. Củ nâu là 1 loại củ mọc dại rất nhiều trong rừng hay núi, rất dễ kiếm, màu lại bền. Chính vì vậy dần dần vải nhuộm củ nâu ngày càng trở nên phổ biến, nhất là khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Phân loại sợi tơ tằm

Dựa theo cách xử lí, sợi tơ tằm được chia làm hai loại: tơ sống và tơ chín. Thông thường tơ tằm phần lõi có 70% là khối lượng sợi và 30% chất keo, phần vỏ kén tằm có lượng keo cao hơn, tầm 40% . Chất keo này giúp cố kết các sợi tơ thành kén và chống thấm nước. Tơ sống chính là loại vải chưa qua xử lí, vẫn còn giữ nguyên chất keo khiến tấm vải có độ cứng cao. Vì tính chất cứng, bền trước các tác nhân vật lí, khi mặc lại có độ phồng tạo vẻ uy nghiêm nên tơ sống rất được ưa chuộng bởi tầng lớp thượng lưu trong quá khứ. Vải tơ sống thường dùng để may những bộ lễ phục quan trọng, thậm chí dùng cho cả triều phục của quan lại, vua chúa.

Các loại vải tơ tằm truyền thống

Sợi tơ tằm tự nhiên được ươm từ kén tằm

Toàn bộ vải nhuộm tự nhiên của Đông Phong là vải tơ tằm. Một trong những lý do khiến chúng mình rất thích vải tơ tằm đó là chỉ từ những sợi tơ tằm thiên nhiên mộc mạc mà những người thợ dệt đã sáng tạo ra hàng chục loại vải từ bình dân đến cao cấp. Chỉ đếm sơ sơ các loại vải truyền thống là đã có hơn chục loại rồi.

Hôm nay mời mọi người cùng chúng mình tìm hiểu về các loại vải tơ tằm truyền thống để thấy được sự đa dạng và phong phú của tơ tằm nha!

Bộ ảnh Việt phục chụp tại Chõi Trâu Art Space

Song song với triển lãm "Nếp màu tự nhiên" chúng mình cùng Ba Ngàn Art có thực hiện các buổi chụp ảnh đưa cổ phục về những không...