Dựa theo cách xử lí, sợi tơ tằm được chia làm hai loại: tơ sống và tơ chín. Thông thường tơ tằm phần lõi có 70% là khối lượng sợi và 30% chất keo, phần vỏ kén tằm có lượng keo cao hơn, tầm 40% . Chất keo này giúp cố kết các sợi tơ thành kén và chống thấm nước. Tơ sống chính là loại vải chưa qua xử lí, vẫn còn giữ nguyên chất keo khiến tấm vải có độ cứng cao. Vì tính chất cứng, bền trước các tác nhân vật lí, khi mặc lại có độ phồng tạo vẻ uy nghiêm nên tơ sống rất được ưa chuộng bởi tầng lớp thượng lưu trong quá khứ. Vải tơ sống thường dùng để may những bộ lễ phục quan trọng, thậm chí dùng cho cả triều phục của quan lại, vua chúa.
Phân loại theo Ngoài cách phân loại theo cách xử lý, sợi tơ tằm còn được phân loại theo sợi được kéo từ phần nào của kén:
- Tơ gốc: sợi được kéo từ vỏ kén tằm. Phần vỏ kén thường có lượng keo rất cao (40% keo), chính vì vậy phần này rất khó kéo sợi, sợi kéo đc cũng khá thô, sợi to không đều, sợi dẹt và có độ cứng cao. Sợi tơ gốc chủ yếu dùng để dệt vải sồi (thường dùng để may khố, bao tải), hoặc dùng để đan lưới.
- Tơ nõn: chỉ chung các loại sợi tơ được kéo từ phần giữa của kén tằm (phải chọn những kén mà tằm bên trong vẫn còn sống), hàm lượng keo trong tơ nõn sống ít hơn trong tơ gốc (tầm 30% keo).
Chất lượng của phần tơ này là tốt nhất, có khả năng kéo được những sợi tơ mảnh, mềm mịn. Tùy theo kỹ thuật kéo mà tơ nõn còn được phân thành 2 loại chính:
+ Tơ thủ công: sợi tơ được kéo từ phần giữa của kén. Sợi thủ công được ươm (ươm tơ là việc kéo sợi tơ từ kén thành sợi) và kéo bằng tay, nên sợi thường nhỏ vừa, tuy vậy kích cỡ sợi vẫn không quá đồng nhất, mặt sợi mịn, thi thoảng có những đoạn sần do mối nối. Sợi tơ thủ công chín rất mềm, mịn, và có độ óng cao.
+ Tơ mịn: cũng là sợi tơ được kéo từ phần giữa của kén. Tuy nhiên kỹ thuật kéo của tơ mịn lại cao hơn hẳn để tạo ra được những sợi tơ mảnh và đều hơn sợi tơ thủ công, sợi tơ mịn gần như không còn các đoạn sần do mối nối. Chính vì vậy sợi tơ mịn rất nhỏ, sợi tơ cũng có kích cỡ đồng nhất đầu sợi đến cuối sợi. Ngày nay sợi tơ mịn thường được kéo bằng máy nên dễ sản xuất hơn.
- Tơ đũi: sợi đũi được kéo từ phần trong cùng của kén tằm, và thường được tận dụng kéo từ những kén mà tằm bên trong đã chết hoặc đã phá kén mà ra. Lớp trong cùng của kén này không ươm tơ để kéo đc như tơ nõn mà phải đánh tơi ra rồi mới kéo, vậy nên hàm lượng keo trong sợi đũi ko còn nhiều, sợi đũi trở nên mềm và xốp. Sợi đũi thường to, không đều, nhiều đoạn sần do mỗi nối sợi, có độ óng rất nhẹ.
No comments:
Post a Comment