Quy trình nhuộm chàm

Chiếc áo tấc được làm bằng vải tơ sống nhuộm chàm

Xanh chàm vốn là 1 màu rất khó chiết xuất từ tự nhiên. Chính vì vậy mà đã có thời cao chàm (nguyên liệu chính để nhuộm chàm) được coi là 1 loại "vàng xanh", xuất khẩu rất nhiều từ châu Á sang châu Âu. Không chỉ vậy, phương pháp nhuộm chàm cũng rất đặc biệt. 

Khác với các màu nhuộm khác, thường chỉ cần ngâm hay đun lấy nước nhuộm, với chàm, chúng ta lại cần phải "nuôi" nó. Bởi vì nước nhuộm chàm là 1 thùng nước được lên men, giống như muối dưa vậy, và chỉ khi những vi sinh vật trong đó hoạt động, thì thùng chàm mới có thể nhuộm được. Quá trình chăm sóc thùng chàm tốn khá nhiều công sức, nhưng bù lại chúng ta sẽ có được những tấm vải với màu xanh dịu mát cùng hương thơm cỏ cây luôn phảng phất.

Tiếc rằng từ những tài liệu còn lại vẫn có thể thấy được người Kinh sử dụng màu chàm khá nhiều, đặc biệt trong các dịp trang trọng khi áo xanh chàm được dùng làm áo lễ, áo cưới, vậy nhưng chúng ta hiện tại không còn ghi chép gì về cách thức nhuộm chàm của người Kinh cả. 

Vì vậy để tìm lại được phương pháp nhuộm chàm, Đông Phong chúng mình đã lên Sapa cùng Pà Cò để học lại cách nhuộm chàm của người Mông trên đó. Sau 1 thời gian thử nghiệm, bọn mình đã có được chiếc áo tấc nhuộm chàm đầu tiên. Mời các bạn cùng xem quá trình nhuộm chiếc áo này nhé!


Quá trình nhuộm chàm được bắt đầu từ việc ngâm lá cùng thân cây chàm vào nước cho mục ra từ 2 đến 3 hôm. Sau đó vớt phần bã ra, ta được một dung dịch xanh ngọc biếc. Thứ nước này tuy cũng có thể nhuộm được nhưng lên màu rất yếu, chính vì vậy người xưa đã nghĩ cách cô đọng những hạt màu từ đây thành cao chàm để nhuộm được hiệu quả hơn.


Để cô đọng dung dịch trên thành cao chàm, ta sẽ trộn vôi vào rồi khuấy đều lên. Qua đó các hạt màu sẽ phản ứng với vôi rồi lắng xuống. Và phần lắng xuống đó chính là cao chàm.

Cao chàm sau khi được chắt bớt nước


Có cao chàm rồi, để có thể nhuộm được, ta lại cần trộn cao chàm với 1 chút rượu rồi hòa vào dung dịch nước tro bếp. Sau đó để thùng chàm lên men dần từ vài ngày đến 1 tuần. Khi nào miệng thùng xuất hiện 1 lớp bọt không tan thì khi ấy thùng chàm bắt đầu nhuộm được.

Bắt đầu nhuộm nào!

Phơi vải

Bàn tay nhúng chàm ^^

Chiếc áo hoàn thiện

Áo chàm đã từng được sử dụng làm áo cưới


No comments:

Post a Comment

Bộ ảnh Việt phục chụp tại Chõi Trâu Art Space

Song song với triển lãm "Nếp màu tự nhiên" chúng mình cùng Ba Ngàn Art có thực hiện các buổi chụp ảnh đưa cổ phục về những không...