Bộ ảnh Việt phục chụp tại Chõi Trâu Art Space

Song song với triển lãm "Nếp màu tự nhiên" chúng mình cùng Ba Ngàn Art có thực hiện các buổi chụp ảnh đưa cổ phục về những không gian văn hoa và lịch sử tại Ninh Bình. Dưới đây là bộ ảnh đầu tiên được chụp tại Chõi Trâu Art Space với căn nhà tranh vách đất xưa. Mời các bạn cùng xem ạ 😉

áo ngũ thân tay chẽn may bằng vải bông dệt tay nhuộm củ nâu

Triển lãm "Nếp màu tự nhiên" tại Ninh Bình

Để phỏng dựng 1 chiếc áo cổ thì ngoài dáng áo, chất liệu và màu sắc cũng là những yếu tố rất quan trọng. Trong quá trình nguyên cứu về màu vải, Đông Phong nhận thấy có rất ít các tài liệu liên quan. Chính vì vậy, chúng mình muốn thông qua việc thực hành lại các phương pháp nhuộm thủ công để từ đó biết được xưa kia người Việt mình với các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên xung quanh có thể tạo ra được những sắc màu gì trên trang phục. 

Vải nhuộm đen từ vỏ lựu

Chiếc áo ngũ thân tay chẽn được may bằng vải đũi tơ tằm nhuộm vỏ lựu của bọn mình

Bắt tay vào thử nhuộm màu đen bọn mình mới biết để nhuộm được màu này kỳ công như thế nào.

Vì ở ngoài bắc không có nguồn cung cấp mặc nưa dồi dào như phía nam (quả mặc nưa là nguyên liệu để nhuộm được màu đen tuyền trên vải Lãnh Mỹ A) nên bên mình quyết định sử dụng một nguyên liệu khác thay thế, đó là vỏ lựu. Nước vỏ lựu kết hợp với phèn sắt sẽ cho ra thứ nước có màu đen đặc như mực, và có độ bám dính trên vải rất cao do vỏ lựu có nhiều chất tanin. Dùng nước này để nhuộm sẽ rất bền màu, nhưng từ đó muốn ra được sắc đen trên vải cũng không dễ. 

Quy trình nhuộm chàm

Chiếc áo tấc được làm bằng vải tơ sống nhuộm chàm

Xanh chàm vốn là 1 màu rất khó chiết xuất từ tự nhiên. Chính vì vậy mà đã có thời cao chàm (nguyên liệu chính để nhuộm chàm) được coi là 1 loại "vàng xanh", xuất khẩu rất nhiều từ châu Á sang châu Âu. Không chỉ vậy, phương pháp nhuộm chàm cũng rất đặc biệt. 

Các màu sắc thông dụng trong trang phục xưa

NÂU

Có thể nói màu nâu được nhuộm từ củ nâu là màu sắc thông dụng nhất thời Nguyễn, thông qua các bức ảnh màu còn lại, chúng ta có thể thấy những sắc nâu ngập tràn trong các làng quê vùng đồng bằng. Củ nâu là 1 loại củ mọc dại rất nhiều trong rừng hay núi, rất dễ kiếm, màu lại bền. Chính vì vậy dần dần vải nhuộm củ nâu ngày càng trở nên phổ biến, nhất là khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Phân loại sợi tơ tằm

Dựa theo cách xử lí, sợi tơ tằm được chia làm hai loại: tơ sống và tơ chín. Thông thường tơ tằm phần lõi có 70% là khối lượng sợi và 30% chất keo, phần vỏ kén tằm có lượng keo cao hơn, tầm 40% . Chất keo này giúp cố kết các sợi tơ thành kén và chống thấm nước. Tơ sống chính là loại vải chưa qua xử lí, vẫn còn giữ nguyên chất keo khiến tấm vải có độ cứng cao. Vì tính chất cứng, bền trước các tác nhân vật lí, khi mặc lại có độ phồng tạo vẻ uy nghiêm nên tơ sống rất được ưa chuộng bởi tầng lớp thượng lưu trong quá khứ. Vải tơ sống thường dùng để may những bộ lễ phục quan trọng, thậm chí dùng cho cả triều phục của quan lại, vua chúa.

Các loại vải tơ tằm truyền thống

Sợi tơ tằm tự nhiên được ươm từ kén tằm

Toàn bộ vải nhuộm tự nhiên của Đông Phong là vải tơ tằm. Một trong những lý do khiến chúng mình rất thích vải tơ tằm đó là chỉ từ những sợi tơ tằm thiên nhiên mộc mạc mà những người thợ dệt đã sáng tạo ra hàng chục loại vải từ bình dân đến cao cấp. Chỉ đếm sơ sơ các loại vải truyền thống là đã có hơn chục loại rồi.

Hôm nay mời mọi người cùng chúng mình tìm hiểu về các loại vải tơ tằm truyền thống để thấy được sự đa dạng và phong phú của tơ tằm nha!

Bộ ảnh Việt phục chụp tại Chõi Trâu Art Space

Song song với triển lãm "Nếp màu tự nhiên" chúng mình cùng Ba Ngàn Art có thực hiện các buổi chụp ảnh đưa cổ phục về những không...